Thoái Hóa Khớp

Thoái Hóa Khớp
Ngày đăng: 18/02/2023 11:44 AM

THOÁI HÓA KHỚP LÀ GÌ?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp, bộ phận có chức năng bảo vệ bị tổn thương, có thể dịch nhày bôi trơn tại khớp bị suy giảm khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc.

Khớp bị thoái hóa là một dạng tổn thương thường gặp. Tại Việt Nam tỷ lệ thoái hóa hóa khớp rất cao. Do vận động quá sức, ăn uống không đảm bảo đủ chất, dẫn đến thoái hóa. Trong thời gian gần đây tỷ lệ trẻ cũng bị thoái hóa sớm nhiều.

►Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp: 

Tuổi tác:

Đa số thoái hóa khớp liên quan đến độ tuổi. Bởi tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.

Theo thời gian, lớp sụn khớp sẽ bị hao mòn, chất bôi trơn suy giảm, khiến các điểm tiếp súc đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra triệu chứng đau nhức.

Chấn thương

Trong quá trình vận động mạnh như: Lao động nặng, thể thao, tai nạn…cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa khớp sớm.

Béo phì

Với điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì béo phì cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp trên cơ thể: đặc biệt khớp gối, khớp sống lưng.

Tính chất công việc hay lặp đi lặp lại.

Trong quá trình vận động chủ yếu dùng động tác quá sức được lặp đi lặp lại nhiều lần, tư thế làm không thay đổi thường xuyên dẫn đế khớp vận động quá sức cũng gây ra thoái hóa sụn khớp.

Thoái hóa khớp do di truyền.

Trong gia đình có người bị thoái khớp bẩm sinh thì cũng có thể do gen di truyền đó lặp lại trong gia đình và cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cao hơn so với người bình thường.

Thoái hóa do các nguyên nhân khác như:

Động tác hoạt động không thay đổi: Ngồi, ngủ, bốc vác, đứng lâu…  sai tư thế cũng đẫn đến thoái hóa khớp.

Chế độ ăn uống sinh hoạt không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tùy vào tính chất vận động, công việc.

Ngoài ra cũng có thể mắc các bệnh lý như loãng xương, nhiễm trùng khớp.

Dị tật bẩm sinh cũng bị thoái hóa khớp.

Các dấu hiệu triệu chứng như:

Khi bị nhẹ triệu chứng có thể chưa rõ ràng, các cơn đau chúng ta vẫn có thể chịu được, sau đó biến mất nhanh chóng. Nhưng nếu đau nặng có biểu hiện khó vận động, giữa các khớp

Những biểu hiện khớp bị thoái hóa:

Đau khớp: Giai đoạn đầu khi mới phát hiện, các khớp chỉ mới đau âm ỉ nhẹ trong quá trình vận động. Sau đó biến mất làm cho chúng ta khó phát hiện, dẫn đến chủ quan không đi kiểm tra.

Về lâu về dài khi lớp sụn bị tổn thương nghiêm trọng, cường độ đau cao hơn, kéo dài, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột làm cho xương khớp dễ bị sưng đỏ…

Cứng khớp: Triệu chứng bị cứng khớp, mỗi sáng thức dậy chúng ta chưa vận động thì thường bị đau nhức ở các khớp, đó cũng là dấu hiệu bị cứng khớp.

Giảm khả năng vận động: Con người hoạt động được nhờ vào các xương khớp, nếu bị bệnh lý về khớp làm cho chúng ta giảm vận động, dẫn đến lười vận động.

Khớp sưng tấy và nóng ran: Những vùng đỏ tấy trên bề mặt da trong quá trình vận động ở các xương khớp.

Xuất hiện tiếng kêu “răng rắc” khi vận động: Trong quá trình vận động khi cọ sát vào nhau, do lớp sụn bào mòn sẽ tạo ra âm thanh tiếp xúc giữa các khớp với nhau kêu lộp cộp hoặc răng rắc khi vận động.

Phương pháp chẩn đoán xương khớp.

Kiểm tra sức khỏe: Khi có hiện tượng bị sưng, đỏ, nóng hoắc gặp khó khăn khi cử động ở các khớp  hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Xét nghiệm hình ảnh: Đến bệnh viện siêu âm khớp, chụp X-Quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi khớp để có chẩn đoán chính xác.

Kiểm tra dịch khớp: Lấy mẫu nhỏ chất lỏng trong khớp để làm xét nghiệm.

Kiểm tra máu và nước tiểu: Làm 2 kỹ thuật này bác sĩ sẽ xác định bạn mắc loại viêm khớp nào hoặc loại trừ các bệnh lý khác gây ra?

Những biện pháp điều trị thoái hóa khớp

Trong môi trường sinh hoạt, làm việc hiện nay thì bệnh thoái hóa khớp rất phổ biến ngay cả tuổi trẻ cũng có thể mắc. Nếu không điều trị, phát hiện sớm có nguy cơ mắc bệnh Gút, trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, vôi hóa sụn khớp, xương bị hoại tử… Do đó nếu tình trạng đau cơ khớp tái diễn nhiều lần, đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày tốt nhất bạn lên đến Phòng khám Y học cổ truyền bác sĩ Dinh. Ở đây Phòng khám kết hợp chữa trị Đông Y – Tây Y rất hiệu quả.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline